0908030404 [email protected]
Unnamed (1)

Chủ nghĩa Mac – Lenin

CHỦ NGHĨA MAC – LÊNIN

HỆ TƯ TƯỞNG CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

I. Chủ nghĩa Mac – Lênin:

Chủ nghĩa Mac – Lênin là học thuyết giải phóng loài người khỏi áp bức, bất công, bóc lột.

Chủ nghĩa Mac – Lênin đươc cấu thành từ 3 bộ phận: Triết học Mac – Lênin, chủ nghĩa kinh tế chính trị, và chủ nghĩa xã hội khoa học.

1/ Triết học Mac – Lênin:

Bao gồm chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.

a/ Chủ nghĩa duy vật biện chứng: Là một môn khoa học nghiên cứu thế giới. Thế giới được tạo thành từ 3 bộ phận: 0giới tự nhiên vô cơ, giới tự nhiên hữu cơ và xã hội loài người.

– Giới tự nhiên vô cơ gồm: đất, cát, các nguyên tố, các hạt ánh sáng… và giới này trải rộng khắp vũ trụ, không bao giờ kết thúc. Chịu sự cho phối của các quy luật tự nhiên.

– Giới tự nhiên hữu cơ: bao gồm các hệ thực vật và hệ thống động vật trong tự nhiên. Chịu sự chi phối của các quy luật sinh học.

– Xã hội loài người: phân chia thành các tầng lớp, giai cấp và chịu sự chi phối của các quy luật xã hội.

Tóm lại: Chủ nghĩa duy vật nghiên cứu các bộ phận trên để tìm ra các quy luật hoạt động của chúng.

Mọi vật đều có kết cấu, các kết cấu này được tạo thành từ các bô phận nhỏ hơn, các bộ phận nhỏ này phụ thuộc vào nhau, ràng buộc vào nhau, tác động lẫn nhau, đấu tranh lẫn nhau. Vì vậy, mọi vật chất đều có những quy luật vận động và phát triển, chúng gồm có 3 quy luật phát triển sau:

– Quy luật mâu thuẫn: được cấu thành từ nhiều mặt đối lập, mọi sự vật đều có các mặt đối lập và làm cho sự vật phát triển lên. Mâu thuẫn là nguồn gốc, động lực của sự vận động và phát triển.

– Quy luật lượng đổi dẫn đến chất đổi: các thuộc tính, số lượng của lượng biến đổi đến khi tích luỹ đầy đủ sẽ làm cho chất biến đổi.

– Quy luật phủ định của phủ định: các sự vật mới ra đời thì thay thế cho sự vật cũ. Các sự vật mới sẽ kế thừa những gì thuận lợi cho sự phát triển và đào thải những gì cản trở sự phát triển.

Ngoài 3 quy luật cơ bản trên, triết học Mac – Lênin còn vạch ra các quy luật khác như:

– Cái chung và cái riêng: gồm các sự vật giống nhau nhưng chứa đựng một số sự khác nhau.

– Nguyên nhân và kết quả: các sự vật tác động lẫn nhau là nguyên nhân, các sự vật phát sinh sau tác động là kết quả.

– Tất nhiên và ngẫu nhiên: các sự vật hiện tượng tuân theo quy luật là tất nhiên.

– Nội dung và hình thức: khi nội dung thay đổi sẽ dẫn tới sự thay đổi của hình thức. Nhưng thông qua hình thức thì cũng phản ánh được nội dung bên trong.

– Bản chất và hiện tượng: Bản chất là cái ẩn chứa bên trong, còn hien tượng là cái thể hiện bên ngoài của bản chất. Ngoài ra có các hiện tượng không thể hiện được bản chất gọi là hiện tượng đánh lừa bản chất.

b/ Chủ nghĩa duy vật lịch sử:

Quy luật xã hội: bao gồm chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật. Chủ nghĩa duy tâm thì cho rằng ý thức có trước vật chất. Còn chủ nghĩa duy vật của Mac thì cho rằng vật chất là cái có trước, là cái quyết định ý thức.

Điểm xuất phát của xã hội loài người là sản xuất. Trong sản xuất con người có 2 quan hệ chính:

– Quan hệ tự nhiên: là quan hệ với các thành phần khác trong tự nhiên như: người lao động và công cụ lao động.

– Quan hệ sản xuất: là quan hệ giữa con người với con người trong sản xuất.

Trong sơ đồ trên thì lực lượng sản xuất luôn phát triển nhanh, công cụ luôn được cải tiến, năng lực người lao động ngày càng tăng. Khi lực lượng sản xuất phát triển tới mức cao sẽ kéo theo sự thay đổi của quan hệ sản xuất, quan hệ sản xuất cũ bị xoá bỏ, quan hệ sản xuất mới ra đời để phù hợp với lực lượng sản xuất mới.

Mâu thuẫn kinh tế sẽ dẫn tới mâu thuẫn xã hội, mâu thuẫn xã hội sẽ làm nảy sinh ra xã hội mới. Đó là quy luật phát triển của xã hội.

2/ Chủ nghĩa kinh tế chính trị:

Vạch ra mối quan hệ sản xuất của chủ nghĩa tư bản. Lịch sử loài người trải qua 3 hình thức bóc lột:

– Chiếm hữu nô lệ: chủ nô bóc lột nô lệ bằng hình thức lao động cưỡng bức.

– Phong kiến: địa chủ bóc lột nông dân bằng cách thu tô tức thông qua lao động phổ thông.

– Tư bản chủ nghĩa: giai cấp tư sản tiến hành cuộc cách mạng công nghiệp rồi áp dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật vào sản xuất để bóc lột công nhân lao động một cách hết sức tinh vi. Công nhân đấu tranh tự phát đến tự giác rồi đến đấu tranh chính trị để giải phóng công nhân.

3/ Chủ nghĩa xã hội khoa học:

Vạch ra đường lối cho giai cấp công nhân đánh đổ chủ nghĩa tư bản, giành chính quyền về tay mình, rồi tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Mac vạch rõ sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là đấu tranh chống lại chủ nghĩa tư bản.

II Hệ tư tưởng của giai cấp công nhân:

Hệ tư tưởng là tư tưởng được khái quát hoá thành học thuyết, nó phản ánh lợi ích của một giai cấp trong xã hội và nó bảo vệ lợi ích của giai cấp đó. Lịch sử loài người đã có 4 hệ tư tưởng:

– Hệ tư tưởng chủ nô (Platông)

– Hệ tư tưởng phong kiến (Khổng Tử)

– Hệ tư tưởng tư sản (Vônte)

– Hệ tư tưởng của giai cấp công nhân (Mac – Lênin)

III Tư tưởng Hồ Chí Minh:

Là một hệ thống quan điểm sâu sắc và toàn diện về cách mạng dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa, là sự vận dụng của Mac – Lênin vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của nước ta. Đó là tư tưởng về giải phóng giai cấp, dân tộc, con người và xã hội:

– Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng và cách mạng giải phóng dân tộc.

– Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng cộng sản Việt Nam.

– Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.

– Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc.

– Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước của dân, do dân và vì dân.

– Tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại.

– Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng.

– Tư tưởng văn hoá Hồ Chí Minh.

– Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0908030404
chat-active-icon